Danh mục TIN TỨC

Bài viết mới

Phân vùng sử dụng khu vực cháy nổ?

Các tiêu chuẩn  - Vùng sử dụng  chống cháy nổ ( Zone classification )

Trong kỹ thuật chống cháy nổ môi trường được phân biệt thành hai
dạng: môi trường khí ( ký hiệu G) và môi trường bụi ( ký hiệu là D).
Mặt khác, dựa vào mật độ và thời gian tồn tại của hai yếu tố này ( khí
và bụi ) để chia môi trường cháy nổ thành các Zone.
Dưới đây là bảng ký hiệu và đặc điểm của các Zone:

 
Ký hiệu
Đặc điểm môi trường
Môi trường khí (G)
Môi trường bụi (D)
Zone 0
(Category 1G)
Zone 20
(Category 1D)
 
Vùng mà yếu tố gây cháy hiện diện thường xuyên, liên tục hoặc trong 1 khoảng thời gian dài, thông thường trên 1000 giờ/ năm.
 
Zone 1
(Category 2G)
Zone 21
(Category 2D)
 
Vùng mà yếu tố gây cháy hiện diện trong điều kiện vận hành bình thường của thiết bị, thông thường trong khoảng 10 giờ đến 1000 giờ/ năm.
 
Zone 2
(Category 3G)
Zone 22
(Category 3D)
Vùng mà yếu tố gây cháy không hiện diện trong điều kiện vận hành bình thường của thiết bị, và nếu xảy ra cháy thì chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, thông thường ít hơn 10 giờ/ năm.
 
Giá trị chữ số trong Zone (Category) càng nhỏ thì môi trường có nguy
cơ cháy nổ càng cao. Và tất nhiên thiết bị sử dụng được ở Zone
(Category) “nhỏ” thì đảm bảo xài tốt ở Zone (Category)  “lớn hơn”.
 
Vậy nếu môi trường chứa cả khí ( có yếu tố G) đồng thời cũng chứa
cả bụi ( có yếu tố D) thì sao? Khi đó ta dựa vào yếu tố nào tiềm tàng
khả năng gây cháy nổ cao hơn để xác định môi trường là G hay D.
Tựu chung lại thì sự phân chia này để xác định xem yếu tố gây cháy là
gì, từ đó xác định loại thiết bị (Equipment group) và kiểu bảo vệ
(Types of protection).

Top